àm việc với Bộ trưởng và đoàn công tác về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Thái Thanh Quý - Uỷ viên DKTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, các trường: Đại học Vinh, Y khoa Vinh, Kinh tế Nghệ An…
|
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung phát biểu tại buổi làm việc. |
Giới thiệu một số nét cơ bản của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung chia sẻ: NQ 26 của Bộ Chính trị đã định hướng phát triển giáo dục đào tạo Nghệ An trở thành một trong 10 lĩnh vực trung tâm của vùng Bắc Trung bộ. Thời gian qua, giáo dục mũi nhọn Nghệ An tiếp tục đứng tốp đầu cả nước; giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến. Tỉnh đã chú trọng xây dựng các mô hình mới, định hướng xã hội học tập. Tuy vậy, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn…Nghệ An mong muốn nhận được sự chỉ đạo của Bộ trưởng, giúp cho tỉnh có định hướng, biện pháp, giải pháp, kế hoạch để lĩnh vực giáo dục đào tạo của tỉnh có bước phát triển mới.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc. |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Thế mạnh lớn nhất của Nghệ An là nguồn lực con người. Buổi làm việc hôm nay là để Bộ và tỉnh cũng như các trường Đại học trên địa bàn phối hợp, thống nhất kế hoạch, chương trình hành động để trong thời gian tới vừa giải quyết những vướng mắc, khó khăn lâu nay về mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên vừa đưa ra tầm nhìn chiến lược cho công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể, để giải quyết khó khăn về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho học sinh ở các huyện miền Tây Nghệ An, Bộ trưởng gợi ý: tỉnh nên xây dựng đề án ít nhất cho 5 năm tới. Trong đó, rà soát, đánh giá chính xác sẽ cần đầu tư bao nhiêu cơ sở bán trú, đội ngũ giáo viên giảng dạy…từ đó kêu gọi xã hội hóa thì sẽ cơ bản giải quyết được gánh nặng cho ngân sách vốn đang gặp nhiều khó khăn.
|
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Người đứng đầu Bộ GD&ĐT cũng nhận định: tiền, cơ chế chính sách không phải là bài toán đầu tiên Nghệ Ancần giải mà phải là nguồn nhân lực. Theo đó, để tạo bước đột phá về xây dựng đội ngũ giáo viên, trường lớp, thiết bị và nguồn nhân lực tỉnh phải tính toán: trong 5 năm, 10 năm tới nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương là thế nào? Tỉnh có thể đặt hàng nguồn nhân lực quản trị, quản lý, Y tế, nhân lực khoa học kỹ thuật cao, nguồn nhân lực sư phạm…Trường Đại học Vinh sẽ đảm nhận vai trò trung tâm và phối hợp với các trường khác trên địa bàn trở thành tổ hợp đào tạo cho tỉnh theo dự báo và nhu cầu phát triển. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh phối hợp với Bộ để chỉ đạo Trường Đại học Vinh xây dựng Đề án phát triển thành Đại học Vinh đến năm 2030, tầm nhìn 2045theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, tiến tới trở thành trọng điểm, phù hợp với chiến lược của Bộ, trong đó cần cụ thể lộ trình thực hiện cho giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, Bộ trưởng đồng ý sẽ đưa giáo dục đào tạo Nghệ An tham gia sâu vào chương trình số hóa của Bộ.
|
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm đến công tác GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, định hướng chiến lược của Bộ trưởng và đoàn công tác, đồng chí Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh uỷ mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm đến công tác GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tỉnh rất ủng hộ việc xây dựng trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh. Cùng với lộ trình tái cơ cấu, sắp xếp các trường Đại học, cao đẳng, sẽ lấy Đại học Vinh làm trung tâm kết nối với các trường trong công tác đào tạo.Bí thư Tỉnh ủyhoàn toàn đồng ý việc Đại học Vính đứng ra chủ trì xây dựng 3 đề án về: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho tỉnh. Người đứng đầu tỉnh Nghệ An cam kết: sẽ nhanh chóng tiến hành rà soát, đánh giá, vào cuộc quyết liệt để sớm triển khai có hiệu quả mô hình mà Bộ trưởng đã đồng ý chủ trì vận động xây dựng các điểm trường bán trú, tạo điều kiện dạy và học tốt hơn cho thầy và trò tại các huyện vùng cao, biên giới miền Tây Nghệ An.