Phân tích, đánh giá cụ thể về nguồn nhân lực và con người văn hóa Nghệ An trước yêu cầu hội nhập phát triển, GS.TS. Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cho rằng: Quá trình hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng đồng thời đan xen những nguy cơ, thách thức.

Để tận dụng thuận lợi, giảm thiểu những tác động tiêu cực, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu. Tuy nhiên đây là "điểm nghẽn" lớn Nghệ An đang phải đối mặt. Chính vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện trên tất cả các lĩnh vực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu rộng. Trong đó, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ là một trong những điểm yếu. "Ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh) là chìa khóa để gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao trình độ tay nghề trong quá trình hội nhập, song người lao động Nghệ An hiện còn rất yếu so với cả nước".

GS.TS. Đinh Xuân Khoa dẫn chứng, qua kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 cho thấy, điểm trung bình môn tiếng Anh tại Nghệ An là 3,395, thấp hơn mức trung bình cả nước 3,9. Điều đó cho thấy khả năng tiếng Anh là một rào cản lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (có chứng chỉ từ sơ cấp trở lên) của Nghệ An vẫn thấp hơn so với mặt bằng bình quân chung của cả nước và so với các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Về đào tạo, sử dụng lao động, ông Đặng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết: Trên thực tiễn thị trường lao động Nghệ An, lao động thuộc các ngành Khoa học xã hội và nhân văn có khả năng đáp ứng nhu cầu về cao hơn so với các ngành kỹ thuật. Thực tế chứng minh, công nhân kỹ thuật hiện chỉ đang tập trung tại một số ngành nghề thông dụng như lái xe, cơ khí, xây dựng, mộc,...

Trong khi đó, một số lĩnh vực khác cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thì còn thiếu hụt, thậm chí không có "nguồn" như kỹ sư ngành sinh hóa, cơ khí chế tạo máy, kiểm toán, ngành dịch vụ chất lượng cao, công nhân kỹ thuật ngành cơ điện, sửa chữa ô tô,...

"Chất lượng lao động Nghệ An còn thấp và chưa có sự bứt phá cần thiết. Thị trường lao động Nghệ An đang đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm như: Cung - cầu mất cân đối; thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn cao. Nghệ An đang quá thừa lao động phổ thông và quá thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật. Hơn nữa, số lao động có trình độ chuyên môn phân bổ không hợp lý, hầu như tập trung ở thành thị. Cơ cấu lao động này thể hiện rõ nét đặc điểm của nền sản xuất lạc hậu, chưa phát triển"- ông Thắng nhấn mạnh.

Đào tạo nghề cho học viên tại các trường dạy nghề

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh đưa ra số liệu Nghệ An hiện có 75.055 người. Đây là nhân lực quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy là tỉnh có thế mạnh về số lượng, chất lượng nguồn lao động chất lượng cao trên các lĩnh vực nhưng đến nay Nghệ An vẫn chưa có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt chất lượng như đòi hỏi của tình hình mới.

Tỷ lệ lực lượng lao động so với cả nước và khu vực Bắc Trung bộ

"Hàng năm, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) - công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp, chỉ rõ Nghệ An vẫn đang thuộc nhóm các tỉnh đạt mức trung bình. Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh cho rằng: "Khâu yếu nhất hiện nay trong công tác cán bộ là đánh giá cán bộ; kết quả tỷ lệ 95,6% cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa phản ánh đúng thực chất. Trong đánh giá chưa chỉ ra và loại bỏ được số lượng cán bộ, công chức yếu kém ra khỏi bộ máy".

Cán bộ công chức xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính tại xã Văn Lợi (Quỳ Hợp); Tập huấn công tác CCHC cho cán bộ, công chức cấp xã

Bên cạnh đó, trình độ đào tạo các mặt của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc, ít được đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới; chất lượng hiệu quả công tác chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo.

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An dẫn chứng: "Một số địa phương cơ cấu một đồng chí phó chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng nông nghiệp nhưng không được đào tạo chuyên môn về nông nghiệp. Trong khi đó, phòng nông nghiệp thiếu cán bộ chuyên môn. Đây là bất cập mà ngành nông nghiệp sẽ tập trung tháo gỡ trong thời gian tới, gắn với tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII".

Ý kiến đại biểu chỉ ra rằng, một hạn chế yếu kém nguồn nhân lực Nghệ An thiếu kỹ năng "mềm" (bao gồm cách giao tiếp, làm việc nhóm). Đây là kỹ năng hiện đang được đòi hỏi cao trong phần lớn các ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ngầm, thậm chí công khai không tuyển dụng lao động Nghệ An.

Đại diện các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại các trường dạy nghề

Từ phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Nghệ An, các đại biểu đã tập trung bàn thảo, đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Bắc Trung bộ theo tinh thần Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.

GS.TS Đinh Xuân Khoa cho rằng: "Để Nghệ An trở thành tỉnh công nghiệp, cần một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Với mục tiêu Nghệ An là trung tâm giáo dục - đào tạo cung cấp lao động chất lượng cao không chỉ cho tỉnh nhà, mà còn cung cấp cho cả nước thì trước hết cần phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo hướng tới chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, trong đào tạo nghề, cần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc THCS; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn; thực hiện cơ cấu lại ngành nghề đào tạo, giải quyết tình trạng Nghệ An đang quá thừa lao động phổ thông và quá thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật".

Lao động Nghệ An đang tập trung ở khối lao động phổ thông

Thông qua việc phân tích đặc điểm con người Nghệ An, GS.TS. Trần Ngọc Vương - Giảng viên cao cấp Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Để phát triển nguồn nhân lực, Nghệ An cần tạo ra 2 mẫu người đó là: thợ giỏi và viên chức giỏi".

Cùng chung quan điểm, Giám đốc VNPT Nghệ An Trần Thị Thanh Thủy cho rằng: "Ngoài hai mẫu người thợ giỏi và viên chức giỏi, mong muốn Nghệ An sẽ có các chuyên gia giỏi và doanh nhân giỏi. Nếu Nghệ An đồng hành "4 giỏi" mới tạo bứt phá, phát huy tiềm năng thế mạnh đưa Nghệ An phát triển.

Cùng đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, Nghệ An cần có cơ chế chính sách thu hút sử dụng nhân tài. "Nghệ An không thiếu nhân tài nhưng điều quan trọng là làm thế nào để thu hút và sử dụng nhân tài. Nghệ An cần đổi mới một cách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng người tài; đột phá một cách căn bản trong đánh giá cán bộ để loại người kém, tuyển người giỏi. Về tạo nguồn tại chỗ, phải có phương án tập trung đào tạo một số ngành trọng điểm thu hút sinh viên các địa phương khác, nước khác vào học. Đồng thời cần chuẩn hóa chất lượng lao động để bố trí đúng người đúng việc nhằm sử dụng được tài năng và phát huy hiệu quả năng lực của người lao động" - GS.TS. Hoàng Văn Hoa - Nguyên Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết.

Hội thảo khẳng định, nguồn nhân lực là một tiềm lực quan trọng, góp phần vào thành công của phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, về cơ cấu và sự phân bổ không hợp lý, đặt ra yêu cầu chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực hợp lý. Do đó, để xây dựng, phát triển thành tỉnh mạnh, tương xứng với tiềm năng, lợi thế, Nghệ An cần xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chính là vấn đề cốt lõi, mang tính chiến lược lâu dài.

Thanh Lê - Báo Nghệ An


Học sinh tỉnh Nghệ An thường xuyên đoạt giải các môn thi cả trong nước và quốc tế

Phân tích, đánh giá cụ thể về nguồn nhân lực và con người văn hóa Nghệ An trước yêu cầu hội nhập phát triển, GS.TS. Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cho rằng: Quá trình hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng đồng thời đan xen những nguy cơ, thách thức.

Để tận dụng thuận lợi, giảm thiểu những tác động tiêu cực, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu. Tuy nhiên đây là "điểm nghẽn" lớn Nghệ An đang phải đối mặt. Chính vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện trên tất cả các lĩnh vực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu rộng. Trong đó, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ là một trong những điểm yếu. "Ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh) là chìa khóa để gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao trình độ tay nghề trong quá trình hội nhập, song người lao động Nghệ An hiện còn rất yếu so với cả nước".

GS.TS. Đinh Xuân Khoa dẫn chứng, qua kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 cho thấy, điểm trung bình môn tiếng Anh tại Nghệ An là 3,395, thấp hơn mức trung bình cả nước 3,9. Điều đó cho thấy khả năng tiếng Anh là một rào cản lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (có chứng chỉ từ sơ cấp trở lên) của Nghệ An vẫn thấp hơn so với mặt bằng bình quân chung của cả nước và so với các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Về đào tạo, sử dụng lao động, ông Đặng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết: Trên thực tiễn thị trường lao động Nghệ An, lao động thuộc các ngành Khoa học xã hội và nhân văn có khả năng đáp ứng nhu cầu về cao hơn so với các ngành kỹ thuật. Thực tế chứng minh, công nhân kỹ thuật hiện chỉ đang tập trung tại một số ngành nghề thông dụng như lái xe, cơ khí, xây dựng, mộc,...

Trong khi đó, một số lĩnh vực khác cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thì còn thiếu hụt, thậm chí không có "nguồn" như kỹ sư ngành sinh hóa, cơ khí chế tạo máy, kiểm toán, ngành dịch vụ chất lượng cao, công nhân kỹ thuật ngành cơ điện, sửa chữa ô tô,...

"Chất lượng lao động Nghệ An còn thấp và chưa có sự bứt phá cần thiết. Thị trường lao động Nghệ An đang đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm như: Cung - cầu mất cân đối; thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn cao. Nghệ An đang quá thừa lao động phổ thông và quá thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật. Hơn nữa, số lao động có trình độ chuyên môn phân bổ không hợp lý, hầu như tập trung ở thành thị. Cơ cấu lao động này thể hiện rõ nét đặc điểm của nền sản xuất lạc hậu, chưa phát triển"- ông Thắng nhấn mạnh.

Đào tạo nghề cho học viên tại các trường dạy nghề

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh đưa ra số liệu Nghệ An hiện có 75.055 người. Đây là nhân lực quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy là tỉnh có thế mạnh về số lượng, chất lượng nguồn lao động chất lượng cao trên các lĩnh vực nhưng đến nay Nghệ An vẫn chưa có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt chất lượng như đòi hỏi của tình hình mới.

Tỷ lệ lực lượng lao động so với cả nước và khu vực Bắc Trung bộ

"Hàng năm, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) - công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp, chỉ rõ Nghệ An vẫn đang thuộc nhóm các tỉnh đạt mức trung bình. Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh cho rằng: "Khâu yếu nhất hiện nay trong công tác cán bộ là đánh giá cán bộ; kết quả tỷ lệ 95,6% cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa phản ánh đúng thực chất. Trong đánh giá chưa chỉ ra và loại bỏ được số lượng cán bộ, công chức yếu kém ra khỏi bộ máy".

Cán bộ công chức xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính tại xã Văn Lợi (Quỳ Hợp); Tập huấn công tác CCHC cho cán bộ, công chức cấp xã

Bên cạnh đó, trình độ đào tạo các mặt của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc, ít được đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới; chất lượng hiệu quả công tác chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo.

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An dẫn chứng: "Một số địa phương cơ cấu một đồng chí phó chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng nông nghiệp nhưng không được đào tạo chuyên môn về nông nghiệp. Trong khi đó, phòng nông nghiệp thiếu cán bộ chuyên môn. Đây là bất cập mà ngành nông nghiệp sẽ tập trung tháo gỡ trong thời gian tới, gắn với tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII".

Ý kiến đại biểu chỉ ra rằng, một hạn chế yếu kém nguồn nhân lực Nghệ An thiếu kỹ năng "mềm" (bao gồm cách giao tiếp, làm việc nhóm). Đây là kỹ năng hiện đang được đòi hỏi cao trong phần lớn các ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ngầm, thậm chí công khai không tuyển dụng lao động Nghệ An.

Đại diện các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại các trường dạy nghề

Từ phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Nghệ An, các đại biểu đã tập trung bàn thảo, đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Bắc Trung bộ theo tinh thần Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.

GS.TS Đinh Xuân Khoa cho rằng: "Để Nghệ An trở thành tỉnh công nghiệp, cần một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Với mục tiêu Nghệ An là trung tâm giáo dục - đào tạo cung cấp lao động chất lượng cao không chỉ cho tỉnh nhà, mà còn cung cấp cho cả nước thì trước hết cần phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo hướng tới chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, trong đào tạo nghề, cần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc THCS; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn; thực hiện cơ cấu lại ngành nghề đào tạo, giải quyết tình trạng Nghệ An đang quá thừa lao động phổ thông và quá thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật".

Lao động Nghệ An đang tập trung ở khối lao động phổ thông

Thông qua việc phân tích đặc điểm con người Nghệ An, GS.TS. Trần Ngọc Vương - Giảng viên cao cấp Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Để phát triển nguồn nhân lực, Nghệ An cần tạo ra 2 mẫu người đó là: thợ giỏi và viên chức giỏi".

Cùng chung quan điểm, Giám đốc VNPT Nghệ An Trần Thị Thanh Thủy cho rằng: "Ngoài hai mẫu người thợ giỏi và viên chức giỏi, mong muốn Nghệ An sẽ có các chuyên gia giỏi và doanh nhân giỏi. Nếu Nghệ An đồng hành "4 giỏi" mới tạo bứt phá, phát huy tiềm năng thế mạnh đưa Nghệ An phát triển.

Cùng đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, Nghệ An cần có cơ chế chính sách thu hút sử dụng nhân tài. "Nghệ An không thiếu nhân tài nhưng điều quan trọng là làm thế nào để thu hút và sử dụng nhân tài. Nghệ An cần đổi mới một cách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng người tài; đột phá một cách căn bản trong đánh giá cán bộ để loại người kém, tuyển người giỏi. Về tạo nguồn tại chỗ, phải có phương án tập trung đào tạo một số ngành trọng điểm thu hút sinh viên các địa phương khác, nước khác vào học. Đồng thời cần chuẩn hóa chất lượng lao động để bố trí đúng người đúng việc nhằm sử dụng được tài năng và phát huy hiệu quả năng lực của người lao động" - GS.TS. Hoàng Văn Hoa - Nguyên Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết.

Hội thảo khẳng định, nguồn nhân lực là một tiềm lực quan trọng, góp phần vào thành công của phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, về cơ cấu và sự phân bổ không hợp lý, đặt ra yêu cầu chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực hợp lý. Do đó, để xây dựng, phát triển thành tỉnh mạnh, tương xứng với tiềm năng, lợi thế, Nghệ An cần xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chính là vấn đề cốt lõi, mang tính chiến lược lâu dài.

Thanh Lê - Báo Nghệ An

Học sinh tỉnh Nghệ An thường xuyên đoạt giải các môn thi cả trong nước và quốc tế

Phân tích, đánh giá cụ thể về nguồn nhân lực và con người văn hóa Nghệ An trước yêu cầu hội nhập phát triển, GS.TS. Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cho rằng: Quá trình hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng đồng thời đan xen những nguy cơ, thách thức.

Để tận dụng thuận lợi, giảm thiểu những tác động tiêu cực, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu. Tuy nhiên đây là "điểm nghẽn" lớn Nghệ An đang phải đối mặt. Chính vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện trên tất cả các lĩnh vực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu rộng. Trong đó, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ là một trong những điểm yếu. "Ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh) là chìa khóa để gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao trình độ tay nghề trong quá trình hội nhập, song người lao động Nghệ An hiện còn rất yếu so với cả nước".

GS.TS. Đinh Xuân Khoa dẫn chứng, qua kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 cho thấy, điểm trung bình môn tiếng Anh tại Nghệ An là 3,395, thấp hơn mức trung bình cả nước 3,9. Điều đó cho thấy khả năng tiếng Anh là một rào cản lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (có chứng chỉ từ sơ cấp trở lên) của Nghệ An vẫn thấp hơn so với mặt bằng bình quân chung của cả nước và so với các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Về đào tạo, sử dụng lao động, ông Đặng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết: Trên thực tiễn thị trường lao động Nghệ An, lao động thuộc các ngành Khoa học xã hội và nhân văn có khả năng đáp ứng nhu cầu về cao hơn so với các ngành kỹ thuật. Thực tế chứng minh, công nhân kỹ thuật hiện chỉ đang tập trung tại một số ngành nghề thông dụng như lái xe, cơ khí, xây dựng, mộc,...

Trong khi đó, một số lĩnh vực khác cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thì còn thiếu hụt, thậm chí không có "nguồn" như kỹ sư ngành sinh hóa, cơ khí chế tạo máy, kiểm toán, ngành dịch vụ chất lượng cao, công nhân kỹ thuật ngành cơ điện, sửa chữa ô tô,...

"Chất lượng lao động Nghệ An còn thấp và chưa có sự bứt phá cần thiết. Thị trường lao động Nghệ An đang đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm như: Cung - cầu mất cân đối; thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn cao. Nghệ An đang quá thừa lao động phổ thông và quá thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật. Hơn nữa, số lao động có trình độ chuyên môn phân bổ không hợp lý, hầu như tập trung ở thành thị. Cơ cấu lao động này thể hiện rõ nét đặc điểm của nền sản xuất lạc hậu, chưa phát triển"- ông Thắng nhấn mạnh.

Đào tạo nghề cho học viên tại các trường dạy nghề

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh đưa ra số liệu Nghệ An hiện có 75.055 người. Đây là nhân lực quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy là tỉnh có thế mạnh về số lượng, chất lượng nguồn lao động chất lượng cao trên các lĩnh vực nhưng đến nay Nghệ An vẫn chưa có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt chất lượng như đòi hỏi của tình hình mới.

Tỷ lệ lực lượng lao động so với cả nước và khu vực Bắc Trung bộ

"Hàng năm, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) - công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp, chỉ rõ Nghệ An vẫn đang thuộc nhóm các tỉnh đạt mức trung bình. Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh cho rằng: "Khâu yếu nhất hiện nay trong công tác cán bộ là đánh giá cán bộ; kết quả tỷ lệ 95,6% cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa phản ánh đúng thực chất. Trong đánh giá chưa chỉ ra và loại bỏ được số lượng cán bộ, công chức yếu kém ra khỏi bộ máy".

Cán bộ công chức xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính tại xã Văn Lợi (Quỳ Hợp); Tập huấn công tác CCHC cho cán bộ, công chức cấp xã

Bên cạnh đó, trình độ đào tạo các mặt của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc, ít được đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới; chất lượng hiệu quả công tác chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo.

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An dẫn chứng: "Một số địa phương cơ cấu một đồng chí phó chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng nông nghiệp nhưng không được đào tạo chuyên môn về nông nghiệp. Trong khi đó, phòng nông nghiệp thiếu cán bộ chuyên môn. Đây là bất cập mà ngành nông nghiệp sẽ tập trung tháo gỡ trong thời gian tới, gắn với tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII".

Ý kiến đại biểu chỉ ra rằng, một hạn chế yếu kém nguồn nhân lực Nghệ An thiếu kỹ năng "mềm" (bao gồm cách giao tiếp, làm việc nhóm). Đây là kỹ năng hiện đang được đòi hỏi cao trong phần lớn các ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ngầm, thậm chí công khai không tuyển dụng lao động Nghệ An.

Đại diện các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại các trường dạy nghề

Từ phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Nghệ An, các đại biểu đã tập trung bàn thảo, đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Bắc Trung bộ theo tinh thần Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.

GS.TS Đinh Xuân Khoa cho rằng: "Để Nghệ An trở thành tỉnh công nghiệp, cần một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Với mục tiêu Nghệ An là trung tâm giáo dục - đào tạo cung cấp lao động chất lượng cao không chỉ cho tỉnh nhà, mà còn cung cấp cho cả nước thì trước hết cần phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo hướng tới chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, trong đào tạo nghề, cần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc THCS; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn; thực hiện cơ cấu lại ngành nghề đào tạo, giải quyết tình trạng Nghệ An đang quá thừa lao động phổ thông và quá thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật".

Lao động Nghệ An đang tập trung ở khối lao động phổ thông

Thông qua việc phân tích đặc điểm con người Nghệ An, GS.TS. Trần Ngọc Vương - Giảng viên cao cấp Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Để phát triển nguồn nhân lực, Nghệ An cần tạo ra 2 mẫu người đó là: thợ giỏi và viên chức giỏi".

Cùng chung quan điểm, Giám đốc VNPT Nghệ An Trần Thị Thanh Thủy cho rằng: "Ngoài hai mẫu người thợ giỏi và viên chức giỏi, mong muốn Nghệ An sẽ có các chuyên gia giỏi và doanh nhân giỏi. Nếu Nghệ An đồng hành "4 giỏi" mới tạo bứt phá, phát huy tiềm năng thế mạnh đưa Nghệ An phát triển.

Cùng đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, Nghệ An cần có cơ chế chính sách thu hút sử dụng nhân tài. "Nghệ An không thiếu nhân tài nhưng điều quan trọng là làm thế nào để thu hút và sử dụng nhân tài. Nghệ An cần đổi mới một cách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng người tài; đột phá một cách căn bản trong đánh giá cán bộ để loại người kém, tuyển người giỏi. Về tạo nguồn tại chỗ, phải có phương án tập trung đào tạo một số ngành trọng điểm thu hút sinh viên các địa phương khác, nước khác vào học. Đồng thời cần chuẩn hóa chất lượng lao động để bố trí đúng người đúng việc nhằm sử dụng được tài năng và phát huy hiệu quả năng lực của người lao động" - GS.TS. Hoàng Văn Hoa - Nguyên Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết.

Hội thảo khẳng định, nguồn nhân lực là một tiềm lực quan trọng, góp phần vào thành công của phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, về cơ cấu và sự phân bổ không hợp lý, đặt ra yêu cầu chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực hợp lý. Do đó, để xây dựng, phát triển thành tỉnh mạnh, tương xứng với tiềm năng, lợi thế, Nghệ An cần xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chính là vấn đề cốt lõi, mang tính chiến lược lâu dài.

Thanh Lê - Báo Nghệ An

Học sinh tỉnh Nghệ An thường xuyên đoạt giải các môn thi cả trong nước và quốc tế

Phân tích, đánh giá cụ thể về nguồn nhân lực và con người văn hóa Nghệ An trước yêu cầu hội nhập phát triển, GS.TS. Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cho rằng: Quá trình hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng đồng thời đan xen những nguy cơ, thách thức.

Để tận dụng thuận lợi, giảm thiểu những tác động tiêu cực, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu. Tuy nhiên đây là "điểm nghẽn" lớn Nghệ An đang phải đối mặt. Chính vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện trên tất cả các lĩnh vực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu rộng. Trong đó, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ là một trong những điểm yếu. "Ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh) là chìa khóa để gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao trình độ tay nghề trong quá trình hội nhập, song người lao động Nghệ An hiện còn rất yếu so với cả nước".

GS.TS. Đinh Xuân Khoa dẫn chứng, qua kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 cho thấy, điểm trung bình môn tiếng Anh tại Nghệ An là 3,395, thấp hơn mức trung bình cả nước 3,9. Điều đó cho thấy khả năng tiếng Anh là một rào cản lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (có chứng chỉ từ sơ cấp trở lên) của Nghệ An vẫn thấp hơn so với mặt bằng bình quân chung của cả nước và so với các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Về đào tạo, sử dụng lao động, ông Đặng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết: Trên thực tiễn thị trường lao động Nghệ An, lao động thuộc các ngành Khoa học xã hội và nhân văn có khả năng đáp ứng nhu cầu về cao hơn so với các ngành kỹ thuật. Thực tế chứng minh, công nhân kỹ thuật hiện chỉ đang tập trung tại một số ngành nghề thông dụng như lái xe, cơ khí, xây dựng, mộc,...

Trong khi đó, một số lĩnh vực khác cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thì còn thiếu hụt, thậm chí không có "nguồn" như kỹ sư ngành sinh hóa, cơ khí chế tạo máy, kiểm toán, ngành dịch vụ chất lượng cao, công nhân kỹ thuật ngành cơ điện, sửa chữa ô tô,...

"Chất lượng lao động Nghệ An còn thấp và chưa có sự bứt phá cần thiết. Thị trường lao động Nghệ An đang đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm như: Cung - cầu mất cân đối; thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn cao. Nghệ An đang quá thừa lao động phổ thông và quá thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật. Hơn nữa, số lao động có trình độ chuyên môn phân bổ không hợp lý, hầu như tập trung ở thành thị. Cơ cấu lao động này thể hiện rõ nét đặc điểm của nền sản xuất lạc hậu, chưa phát triển"- ông Thắng nhấn mạnh.

Đào tạo nghề cho học viên tại các trường dạy nghề

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh đưa ra số liệu Nghệ An hiện có 75.055 người. Đây là nhân lực quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy là tỉnh có thế mạnh về số lượng, chất lượng nguồn lao động chất lượng cao trên các lĩnh vực nhưng đến nay Nghệ An vẫn chưa có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt chất lượng như đòi hỏi của tình hình mới.

Tỷ lệ lực lượng lao động so với cả nước và khu vực Bắc Trung bộ

"Hàng năm, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) - công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp, chỉ rõ Nghệ An vẫn đang thuộc nhóm các tỉnh đạt mức trung bình. Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh cho rằng: "Khâu yếu nhất hiện nay trong công tác cán bộ là đánh giá cán bộ; kết quả tỷ lệ 95,6% cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa phản ánh đúng thực chất. Trong đánh giá chưa chỉ ra và loại bỏ được số lượng cán bộ, công chức yếu kém ra khỏi bộ máy".

Cán bộ công chức xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính tại xã Văn Lợi (Quỳ Hợp); Tập huấn công tác CCHC cho cán bộ, công chức cấp xã

Bên cạnh đó, trình độ đào tạo các mặt của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc, ít được đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới; chất lượng hiệu quả công tác chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo.

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An dẫn chứng: "Một số địa phương cơ cấu một đồng chí phó chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng nông nghiệp nhưng không được đào tạo chuyên môn về nông nghiệp. Trong khi đó, phòng nông nghiệp thiếu cán bộ chuyên môn. Đây là bất cập mà ngành nông nghiệp sẽ tập trung tháo gỡ trong thời gian tới, gắn với tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII".

Ý kiến đại biểu chỉ ra rằng, một hạn chế yếu kém nguồn nhân lực Nghệ An thiếu kỹ năng "mềm" (bao gồm cách giao tiếp, làm việc nhóm). Đây là kỹ năng hiện đang được đòi hỏi cao trong phần lớn các ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ngầm, thậm chí công khai không tuyển dụng lao động Nghệ An.

Đại diện các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại các trường dạy nghề

Từ phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Nghệ An, các đại biểu đã tập trung bàn thảo, đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Bắc Trung bộ theo tinh thần Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.

GS.TS Đinh Xuân Khoa cho rằng: "Để Nghệ An trở thành tỉnh công nghiệp, cần một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Với mục tiêu Nghệ An là trung tâm giáo dục - đào tạo cung cấp lao động chất lượng cao không chỉ cho tỉnh nhà, mà còn cung cấp cho cả nước thì trước hết cần phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo hướng tới chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, trong đào tạo nghề, cần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc THCS; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn; thực hiện cơ cấu lại ngành nghề đào tạo, giải quyết tình trạng Nghệ An đang quá thừa lao động phổ thông và quá thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật".

Lao động Nghệ An đang tập trung ở khối lao động phổ thông

Thông qua việc phân tích đặc điểm con người Nghệ An, GS.TS. Trần Ngọc Vương - Giảng viên cao cấp Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Để phát triển nguồn nhân lực, Nghệ An cần tạo ra 2 mẫu người đó là: thợ giỏi và viên chức giỏi".

Cùng chung quan điểm, Giám đốc VNPT Nghệ An Trần Thị Thanh Thủy cho rằng: "Ngoài hai mẫu người thợ giỏi và viên chức giỏi, mong muốn Nghệ An sẽ có các chuyên gia giỏi và doanh nhân giỏi. Nếu Nghệ An đồng hành "4 giỏi" mới tạo bứt phá, phát huy tiềm năng thế mạnh đưa Nghệ An phát triển.

Cùng đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, Nghệ An cần có cơ chế chính sách thu hút sử dụng nhân tài. "Nghệ An không thiếu nhân tài nhưng điều quan trọng là làm thế nào để thu hút và sử dụng nhân tài. Nghệ An cần đổi mới một cách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng người tài; đột phá một cách căn bản trong đánh giá cán bộ để loại người kém, tuyển người giỏi. Về tạo nguồn tại chỗ, phải có phương án tập trung đào tạo một số ngành trọng điểm thu hút sinh viên các địa phương khác, nước khác vào học. Đồng thời cần chuẩn hóa chất lượng lao động để bố trí đúng người đúng việc nhằm sử dụng được tài năng và phát huy hiệu quả năng lực của người lao động" - GS.TS. Hoàng Văn Hoa - Nguyên Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết.

Hội thảo khẳng định, nguồn nhân lực là một tiềm lực quan trọng, góp phần vào thành công của phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, về cơ cấu và sự phân bổ không hợp lý, đặt ra yêu cầu chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực hợp lý. Do đó, để xây dựng, phát triển thành tỉnh mạnh, tương xứng với tiềm năng, lợi thế, Nghệ An cần xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chính là vấn đề cốt lõi, mang tính chiến lược lâu dài.

Thanh Lê - Báo Nghệ An